Phân tích S.W.O.T tình hình ngành Dược tại Việt Nam

12 08 2011


Phân tích SWOT ngành Dược Việt Nam

STRONGS

  • Tiềm năng tăng  trưởng về dân số 88 triệu người/2009 và sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2019.
  • Cam kết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ về y tế.
  • Thị trường thuốc Generic đang được chính phủ khuyến khích phát triển tối đa.
  • Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghệ mới,phát triển mạnh các loại thuốc có tiềm năng đạt thị phần lớn trong nước đi theo hướng thuốc OTC để đẩy mạnh khả năng sử dụng sản phẩm rộng rãi hơn.

WEAKNESSES

  • Một trong những quốc gia Châu Á có thị trường phát triển thấp,bình quân đầu người chi tiêu cho dược phẩm thấp.
  • Thuốc giả chiếm số lượng khá lớn đang lưu hành trong thị trường.
  • Sự lẫn lộn và bối rối trong chính sách phân biệt rõ ràng giữa thuốc kê toa (ETC) và không kê toa (OTC) cho một loại thuốc riêng biệt.
  • Chính sách giá thuốc bất cập và có xu hướng thiên vị cho các nhà sản xuất trong nước.
  • Nguyên phụ liệu đa số nhập khẩu và các công ty thường gia công sản phẩm,thiếu một quy trình cung ứng và sản xuất dược phẩm liên tục.Điều này dễ ảnh hưởng đến giá thuốc khi có biến động về tỉ giá hối đoái từ nước ngoài.
  • Kém phát triển trong việc đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khoẻ  về đào đạo dược sĩ theo  hướng chuyên môn nhất định để tăng khả năng tiếp xúc với các phương tiện sản xuất và cải tiến sản phẩm để tạo lợi thế khi tham gia vào thị trường.
  • Dân số chủ yếu rải rác ở khu vực nông thôn hơn khu vực đô thị nên ngăn cản sự xâm nhập hỗ trợ của các loại thuốc mới và phụ thuộc khá nhiều vào các thuốc truyền thống.

OPPORTUNITIES

  • Việc gia nhập ASEAN và hỗ trợ  áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo hướng dẫn của nước ngoài từ tổ chức WHO và ICH.
  • Giới thiệu về việc bảo hộ độc quyền những nghiên cứu lâm sàng có giá trị 5 năm khuyến khích sự đầu tư từ các công ty  Dược phẩm đa quốc gia.
  • Áp dụng GMP cho các công ty còn lại trong nước giúp thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn để tham gia xuất khẩu,áp dụng những công nghệ mới từ nước ngoài,đặc biệt về các sản phẩm dược sinh học.
  • Khi gia nhập hoàn chỉnh WTO,trong dài hạn sẽ cải thiện môi trường kinh doanh,khắc phục những yếu kém đang gặp phải về thương mại dược phẩm.

THREATS

  • Chính phủ đang xem xét và chống lại việc tham gia vào luật bảo vệ bản quyền chung của quốc tế,điều này làm ngăn cản sự mở rộng hoạt động đa quốc gia khi tham gia sân chơi chung.
  • Cần giải quyết các vấn đề về năng lượng cung cấp (điện) và cải thiện chất lượng giáo dục đại học để tạo sự tin tưởng cho quỹ FDI hỗ trợ nguồn vốn đầu tư  cho Việt Nam trong tương lai.
  • Hợp pháp hoá nhập khẩu song song mang lại tác động tiêu cực cho các thuốc còn bảo vệ bản quyền.
  • Việt Nam kinh tế ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế từ bên ngoài do Nhập siêu.
  • Chính sách mới về bảo hiểm làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng thuốc của bệnh nhân.

THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

PR hiệu quả cho doanh nghiệp DượcVì những yếu tố tiêu cực tác động (như thị trường thuốc giả hoạt động,chính sách kém về luật bảo hộ bản quyền trí tuệ khiến các doanh nghiệp nước ngoài không thể gia nhập thị trường,vv…) nên thị trường tiêu dùng dược phẩm năm nay chiếm khoảng 1,7% GDP  và sẽ là 2% trong khoảng 2014.Việc WHO khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất theo mô hình GMP đồng thời gia nhập WTO sẽ giúp ích cho việc chuẩn hoá các thuốc thành phẩm khi sản xuất đồng thời giảm thiểu  được tối đa các loại thuốc giả được sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho thuốc thành phẩm tại VN có cơ hội xuất khẩu sang các nước khác.

Thuốc ETC vẫn tiếp tục phát triển,chủ yếu theo xu hướng phục vụ cho các loại bệnh mãn tính như tiểu đường,tim mạch,COPD,vv….Thị trường thuốc OTC cũng được khuyến khích đẩy mạnh phát triển tuy nhiên số liệu vẫn còn lùng nhùng vì chính sách phân biệt lẫn lộn giữa thuốc OTC và ETC của VN.
Thị  trường sản xuất thuốc trong nước hiện nay  đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân năm.Hiện nay đã có hơn 10000 loại thuốc được đăng kí từ Bộ Y tế,trong đó có khoảng 60% được sản xuất tại VN.Thị trường thuốc sản xuất theo hướng truyền thống (thuốc đông tây y kết hợp) đang được chú ý và phát triên trong khoảng thời gian gần đây tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế khá nhiều do quá trình hội nhập WTO.

Quảng cáo Dược phẩm tại Việt Nam:
Thuốc ETC bị giới hạn khá nhiều trong việc quảng bá sản phẩm,chủ yếu thông qua các hình thức hội thảo,tham dự hội nghị,và các tài liệu quảng cáo đều phải thông qua sự chấp nhận của Bộ Y Tế.
Thuốc OTC được chấp nhận dễ dàng hơn khi quảng cáo trên kênh truyền thông đại chúng,brochure,và các phương tiện truyền thông khác như báo, tạp chí, outlet, …

Thị trường thuốc giả:
Chiếm khoảng 0.09% trêng hơn 17000 loại thuốc hiện đang lưu hành tại VN theo số liệu điều tra của Bộ Y Tế từ năm 2005.Sự bất cập yếu kém về quản lí thuốc tại VN khiến thuốc giả vẫn có cơ hội lách luật để tồn tại trong thị trường.Hằng năm thị trường thuốc giả thu lợi nhuận  khoảng 450 triệu $.Các thuốc này đa số được vận chuyển từ Trung Quốc,Campuchia,Lào,Ấn Độ do quản lí yếu kém của hải quan,đi vào các nhà thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GMP hiện hành và các thị trường chợ đen khác.

Bộ Y Tế thông báo có khoảng hơn 500 loại thuốc y học cổ truyền đang lưu hành tại VN trong hơn 1500 phòng khoám y học cổ truyền,đặc biệt là thành phố HCM,khu vục phố Tàu thuộc Quận 5.Trong đó,chỉ có 50 loại được đăng kí lưu hành hợp pháp. Tháng 2/2010,BTY báo cáo đã bắt giám đốc công ty Pháp-Việt về việc cho lưu hành các sản phẩm thuốc giả được sản xuất tại VN nhưng khi đóng hộp được dán mác thuốc nhập khẩu.

Hệ Thống bảo hiểm:
Đầu năm 2010,chính phủ thông qua một bộ luật mới về chính sách bảo hiểm áp dụng toàn dân.Chính sách mới này khiến rất nhiều người nghèo và không có khả năng chi trả chi phí điều trị chịu thiệt thòi.Chính sách quy định,những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số,những người từng có công với Cách Mạng sẽ phải trả 5% chi phí điều trị khi chi phí này vượt quá 97500VND.Dưới mức phí đó,chi phí sẽ được hỗ trợ miễn phí.Học Sinh và nhân viên ai không mua bảo hiểm sẽ phải tự trả 20% chi phí điều trị.Ước tính có khoảng 90% Bệnh nhân tham gia trả phí khi điều trị.

Bên cạnh đó chính sách về bảo hiểm dành cho trẻ em cũng thay đổi,chi phí điều trị bằng các loại thuốc mắc tiền hoặc can thiệp phẩu thuật tim,cha mẹ bệnh nhi cũng phải tham gia trả phí.Bảo hiểm chi chi trả chi phí tối đa 29,2 triệu VND cho những trường hợp như vậy.

Vào tháng 3/2010 BYT ban hành chính sách hỗ trợ  miễn phí điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi áp dụng cho tất cả trẻ emở VN.Bên cạnh đó BYT hỗ trợ thêm khoảng 600 loại thuốc khác cho bệnh nhân như nhóm thuốc tim mạch,huyết áp,ung thư,tiêu chảy,thuốc hướng tâm thần được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm sức khoẻ quốc gia  phân phối đến khắp các trạm y tế và bệnh viện

(DINH DO WordPress – Thống kê theo báo cáo từ BNI)


Hành động

Information

3 responses

23 10 2014
cty xe ford

cty xe ford

Phân tích S.W.O.T tình hình ngành Dược tại Việt Nam | TƯ VẤN QUẢN LÝ

29 07 2016
SAT THAT

ĐÃ XIN PHÉP ĐỊNH CHƯA MÀ LẤY CÁI NÀY ĐĂNG Ở ĐÂY. ĐINH SẼ KIỆN VI PHẠM BẢN QUYỀN NHÉ

11 08 2017
truyen viet nam

Please let me know if you’re looking for a article author for your weblog.
You have some really great posts and I believe
I would be a good asset. If you ever want to take some of the load off, I’d love to write some articles for your
blog in exchange for a link back to mine. Please send me
an email if interested. Regards!

Bình luận về bài viết này