Các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1 12 2011
Đối với một doanh nghiệp, việc đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp mình trong hệ thống quản lý là yếu tố quan trọng để từ đó có thể đưa ra được các biện pháp cải tiến phù hợp. Trong chương trình tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực sông Mêkông của Trung tâm Năng suất Nhật bản vì sự phát triển của kinh tế xã hội đã đưa ra 40 tiêu chí cơ bản để đánh giá hệ thống quản lý áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các tiêu chí này được xây dựng với mục đích giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đánh giá hoạt động của doanh nghiệp mình và tự tìm ra những hoạt động cải tiến và các giám đốc của SME chuẩn bị những tài liệu cần thiết để vay vốn ngân hàng.

Các tiêu chí được lựa chọn các chức năng quản lý của công ty được chia thành 4 chức năng chính: quản lý chung, quản lý nguồn nhân lực, marketing, sản xuất, chất lượng và tài chính.

Tài liệu này rất hữu ích cho các lãnh đạo Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ để tự đánh giá Hiệu quả Hoạt động Quản lý chất lượng đối với việc sản xuất kinh doanh, từ đó rút ra các biện pháp cải tiến Chất lượng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc, tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, …

Tài liệu này cũng phù hợp đối với sinh viên, nhà nghiên cứu Hệ thống quản lý chất lượng nhằm nghiên cứu cách thức đánh giá Hiệu quả, tác động của Hệ thống quản lý chất lượng lên doanh nghiệp và cũng hữu ích khi nghiên cứu các cách thức, phương pháp quản lý mới trong việc ứng dụng các công cụ quản lý mới và cũ.

Đối với một doanh nghiệp, việc đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp mình trong hệ thống quản lý là yếu tố quan trọng để từ đó có thể đưa ra được các biện pháp cải tiến phù hợp. Trong chương trình tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực sông Mêkông của Trung tâm Năng suất Nhật bản vì sự phát triển của kinh tế xã hội đã đưa ra 40 tiêu chí cơ bản để đánh giá hệ thống quản lý áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các tiêu chí này được xây dựng với mục đích giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đánh giá hoạt động của doanh nghiệp mình và tự tìm ra những hoạt động cải tiến và các giám đốc của SME chuẩn bị những tài liệu cần thiết để vay vốn ngân hàng.

Các tiêu chí được lựa chọn các chức năng quản lý của công ty được chia thành 4 chức năng chính: quản lý chung, quản lý nguồn nhân lực, marketing, sản xuất, chất lượng và tài chính.

1. Quản lý chung

1.1 Lãi gộp (Margin)

Lãi gộp là chênh lệch giữa chi phí nhân công, nguyên liệu và nhiên liệu sản xuất ra một sản phẩm với giá bán buôn của sản phẩm đó.

Lãi gộp = Doanh số bán hàng – Các chi phí sản xuất.

Nó là một thước đo sự hiệu quả của một công ty trong việc chuyển nguyên liệu thô thành thu nhập thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty ở mức độ cơ bản nhất.

Tỷ lệ lãi gộp trên 50% là tuyệt vời và trên 40% là hợp lý.  

Tỷ lệ chi phí nhân công/ lãi gộp (%) nên được giữ dưới mức 40 -50%.

1.2 Các kế hoạch kinh doanh (business plans)

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu thể hiện các chỉ tiêu cần phải đạt được của một công ty trong một/ nhiều năm tài chính nào đó. Một công ty nên có cả các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc lập các kế hoạch kinh doanh là cần thiết vì qua đó có thể

– ước tính được chi phí cho nguồn nhân lực

– ước tính được doanh thu trong tương lai

– đoán được tổng lợi nhuận cận biên.

Khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế thể hiện năng lực quản lý và nếu khoảng cách này nhỏ có nghĩa là sự quan sát quản lý năng lực bên trong và môi trường bên ngoài là chính xác.

1.3 Điểm mạnh, điểm yếu của một công ty (Strengths and Weaknesses (Problems ) of  a company)

SWOT viết tắt của điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats).

Một công ty có thể phát triển một kế hoạch cần xem xét rất nhiều các yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau, và tối đa hoá tiềm năng của các thế mạnh và cơ hội đồng thời phải giảm thiểu tác động của những điểm yếu và thách thức. Phân tích này có thể cho thấy khoảng cách giữa mức độ năng lực hiện tại của công ty và mức độ mục tiêu của công ty được đặt ra trong các kế hoạch kinh doanh.

1.4 Công nghệ (technology)

Trình độ công nghệ thể hiện khả năng sản xuất của công ty. Tiêu chí Công nghệ thể hiện một công ty cần đồng bộ hoá công nghệ (sở hữu công nghệ riêng có, công nghệ quản lý và công nghệ nâng cao đẳng cấp) về máy móc, trang thiết bị và các kỹ năng của con người.

1.5 Doanh thu thuần trước thuế (NIBT) Net Income Before Tax (NIBT)  

Doanh thu bán hàng

Chi phí sản xuất

Lãi gộp

 

Chi phí hành chính và bán hàng

NIBT

 

 

 

 

NIBT là một thước đo lợi nhuận trước thuế được thể hiện như sau:    

Tỷ lệ % NIBT/giá trị tài sản là một trong những thước đo đánh giá mức độ lợi nhuận của một công ty. Bất kể NIBT là tích cực hay tiêu cực, cần thiết phải có một phân tích đầy đủ về nó.  

2. Quản lý nguồn nhân lực

2.1 Phân bổ số lượng nhân công hợp lý cho từng công việc (Allocation of appropriate number of workers at each job)

Việc sử dụng lao động vừa năng suất vừa hiệu quả phù hợp với trang thiết bị/ máy móc sẽ đem đến sản xuất hiệu quả. Nếu sử dụng vượt quá số lao động cần thiết cho một công việc cụ thể sẽ không giải quyết được vấn đề mà đôi khi còn gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Mặt khác, sử dụng thiếu lao động cần thiết sẽ làm giảm năng suất của quá trình sản xuất.                

2.2 Chi phí lao động (Labor Costs)

Chi phí lao động gồm lương cơ bản, làm thêm giờ, chi phí phúc lợi bắt buộc và không bắt buộc và chi phí đào tạo.

Nhà quản lý cần biết tổng chi phí lao động để xác định:  

– Mức độ mà một công ty có thể trả cho lao động theo tỷ lệ phù hợp với lợi nhuận của công ty.         

– Đảm bảo chi phí nhân công hợp lý và phân bổ chi phí nhân công theo hiệu quả hoạt động của từng công nhân.

2.3 Vắng không lý do và tỷ lệ vắng mặt (Absenteeism Without Notice and Separation Rate)

Tỷ lệ vắng mặt thể hiện số lượng công nhân vắng khỏi công ty trong một khoảng thời gian nhất định (một tháng hoặc một năm).

Tỷ lệ “Vắng không lý do” là một chỉ số về ý thức và suy nghĩ của một cá nhân về công việc, công ty và những công nhân khác

Cả tỷ lệ vắng không lý do và vắng mặt cao đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và hiệu quả hoạt động chung của công ty.

2.5 Chia sẻ lợi nhuận (PS)/thành quả (GS) (Profit Sharing(PS)/Gain Sharing(GS)

Trong số các công cụ, đây là công cụ khuyến khích hiệu quả và hữu dụng nhất hướng tới kết quả cao hơn trong các hoạt động cải tiến năng suất. PS/GS giúp khuyến khích và động viên nhân viên tự xem mình gắn kết với công ty trong việc xây dựng mối quan tâm chung đối với sự phát triển, lợi nhuận và sự thịnh vượng của công ty. Động viên được coi là một yếu tố chính – một nhân viên được “khích lệ” sẽ có năng suất cao hơn. Nhân viên được khuyến khích sẽ sẵn lòng hơn với công việc, làm việc hiệu quả hơn mà không cần giám sát và có tư duy luôn đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề.

2.6 Đào tạo/Giáo dục cho nhân viên (training and education)

ở đây, tầm quan trọng của đào tạo nhân viên nên nhấn mạnh vào hai khía cạnh, đó là “Đào tạo nhận thức cho công nhân và Đào tạo về giải quyết vấn đề và ra quyết định cho quản đốc và lãnh đạo cấp trung”.

3. Marketing

Doanh số của sản phẩm chính (Sales Revenue of Main Products).

Một công ty phải nắm được doanh số về sản phẩm chính của mình, về số lượng và doanh thu một cách thường xuyên, nghĩa là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và một năm theo sản phẩm và theo kênh bán hàng (khách hàng).

Đây là thông tin cơ bản cho sản phẩm, giá cả, kế hoạch kinh doanh, nâng cấp công nghệ, phát triển sản phẩm mới v.v.. Do đó việc phân tích cần phải toàn diện, trong đó không chỉ số lượng và doanh thu mà cả giá cả và kênh phân phối cũng phải được xem xét đến. Nắm rõ được xu hướng bán sản phẩm chính của mình, công ty có thể thấy được cái gì đang thay đổi trên thị trường và đánh giá được công ty cần phải làm gì để đối phó với những thay đổi đó.

Quan hệ với những khách hàng chính (Relations with Main Customers).

Để tồn tại và giàu có trong môi trường kinh doanh khó khăn ngày nay, tập trung vào khách hàng là yếu tố quan trọng, chìa khóa cho sự thành công là làm cho khách hàng hài lòng và cảm thấy thỏa mãn đến mức họ sẽ muốn trung thành mãi mãi.

Trong sản xuất, sự thỏa mãn của khách hàng được đo lường qua PQCD, là Giá cả, Chất lượng, Chi phí và Vận chuyển. Nếu công ty có quan hệ tốt với khách hàng chính của mình thì những thông tin của khách hàng có thể là cơ sở cho dự đoán về bán hàng và sự thỏa mãn của khách hàng trong tương lai.

Các đối thủ cạnh tranh trong thị trường sản phẩm chính (Competitors in Main Products Market).

Để duy trì các khách hàng đối với sản phẩm chính, công ty cần có lợi thế cạnh trong trong PQCD đối với các sản phẩm đó. Nếu như mất đi lợi thế cạnh tranh đối với các sản phẩm chính thì công ty đã tự mình rút khỏi thị trường, vì vậy việc xem xét các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng.

Phát triển sản phẩm mới (New product development).

Sự thành công trong tương lai của một công ty phụ thuộc vào khả năng phát triển sản phẩm mới. Thành công của việc phát triển sản phẩm mới phụ thuộc vào những quyết định phức tạp và khó khăn của lãnh đạo trên 3 câu hỏi: “Phát triển sản phẩm gì”, “tại sao lại phát triển sản phẩm đó” và “phát triển sản phẩm đó như thế nào”.

Các kênh bán hàng (Sales Channels).

Kênh bán hàng sẵn có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường hạn chế vì trở ngại về tài chính. Nhìn chung các SMEs không thể cố gắng thiết lập các kênh bán hàng riêng của mình và mở các chiến dịch bán hàng rầm rộ. Trong nhiều trường hợp, họ bán hàng thông qua các công ty thương mại vừa và nhỏ hoặc các đại lý bán buôn trong khu vực hoặc bán trực tiếp cho khách hàng hoặc các công ty có quan hệ với khách hàng. 

Hiệu quả và khả năng sinh lợi của một công ty sẽ khác nhau rất nhiều phụ thuộc vào các kênh bán hàng. 

4. Quản lý sản xuất

4.1 Sản lượng bình quân đầu người (Production volume per person)

Sản lượng bình quân đầu người = Tổng sản lượng/ Số người lao động

Chỉ số sản lượng bình quân đầu người sẽ cho biết:

– tình hình sản xuất có diễn ra trôi chảy hay không;

– năng suất hoạt động của nhà máy.

– kết quả cải tiến bằng cách tính toán và so sánh chỉ số sản lượng bình quân đầu người trước và sau khi tiến hành chương trình cải tiến (KAIZEN) và so sánh được với các đối thủ cạnh tranh để có những cải tiến phù hợp.

4.2 Tần suất giao hàng chậm (Frequency of delayed deliveries)

“Giao hàng chậm” là các lần giao hàng cho khách hàng quá thời hạn quy định. “Tần suất giao hàng chậm” là số lần giao hàng chậm xảy ra trong một tháng.

Tần suất giao hàng chậm là một thông tin cần thiết vì lý do:

1) Việc giao hàng chậm sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của khách hàng bị chậm và cũng dẫn đến việc công ty sẽ bị mất lòng tin của khách hàng. Các giao dịch hiện tại có thể bị chấm dứt trong tương lai gần nếu việc giao hàng chậm tiếp tục tái diễn.

2) Giao hàng là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy nâng cao năng suất. Giao hàng chậm sẽ gây xáo trộn sản xuất của công ty và giảm năng suất.

4.3 Quá trình sản xuất ổn định, được chuẩn hoá (Smooth/standardized production processes)

“Quá trình sản xuất ổn định” là mức độ ổn định của sản phẩm được sản xuất ra không phát sinh bất kỳ vấn đề gì trong quá trình, và số lượng quá trình được chuẩn hoá.

Công ty cần biết mức độ ổn định và chuẩn hoá của các quá trình giúp cho công ty xác định được quá trình hiện tại đạt mức độ nào trong số bốn mức độ dưới đây:

1) Việc kiểm soát quá trình được thực hiện có sự giám sát, hướng dẫn

2) Các quá trình hoàn toàn được chuẩn hoá

3) Các quá trình được cải tiến tốt

4) Bạn biết được có những dạng vấn đề gì xảy ra tại các quá trình.

Nếu quá trình không thực hiện một cách trôi chảy, điều đó có nghĩa có vấn đề nào đó đã xảy ra, nếu máy móc bị dừng thường xuyên, năng suất lao động sẽ suy giảm, chi phí tăng lên, chất lượng kém đi và việc giao hàng cũng trở nên không ổn định. Điều này sẽ không tốt cho sự an toàn và tinh thần làm việc của người công nhân.

4.4 Kế hoạch sản xuất và kết quả đạt được (Production plans and their achievement)

“Kế hoạch sản xuất” được hiểu là kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trung hạn và dài hạn. Thông thường, cần 3 loại kế hoạch sản xuất, như kế hoạch hàng ngày, hàng tháng và hàng quý. 

Mức độ kết quả đạt được được tính bằng tỷ lệ phần trăm số đơn hàng hoàn thành đúng thời hạn

Kế hoạch sản xuất là cần thiết nhằm giúp đạt được hiệu quả sản xuất cao. Lãng phí (Muda) sẽ lớn nếu không có kế hoạch sản xuất.

4.5 Vấn đề về phía nhà cung cấp liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, ngày giao hàng và chất lượng sản phẩm (Supply-side problems regarding material cost, delivery date & product quality)

Đối với công ty sản xuất, có nhiều trường hợp vấn đề của công ty là do phía nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp có vấn đề đối với nguyên vật liệu cung cấp cho công ty liên quan đến các yếu tố chất lượng (Q), chi phí (C) và giao hàng (D), khi đó công ty sản xuất sẽ bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên vật liệu thô kém chất lượng

Do đó, công ty sản xuất cần phải quản lý tốt các yếu tố chất lượng, chi phí và giao hàng của nhà cung cấp cũng như của chính bản thân công ty.

4.6 Giám đốc và cán bộ phụ trách hoạt động cải tiến (KAIZEN) (KAIZEN manager and staff)

KAIZEN là các hoạt động nhằm nâng cao năng suất bằng cách giải quyết những vấn đề như PQCDSM (Sản xuất – P, Chất lượng – Q, Chi phí – C, Giao hàng – D, An toàn – S và Tinh thần – M).

KAIZEN là các hoạt động cần thời gian dài, do vậy khó có thể tiếp tục và thành công trong hoạt động KAIZEN mà không có sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cao nhất cũng như có cán bộ quản lý và nhân viên phụ trách.

Giám đốc và cán bộ KAIZEN là người phụ trách trong dự án, và thúc đẩy đào tạo cho các thành viên, thiết lập mục đích, mục tiêu, kế hoạch

4.7 Số lần máy hỏng (The number of breakdowns)

Thể hiện tần suất máy hỏng trong một tháng hoặc một năm. Máy móc không hoạt động hết thời gian vì bị trục trặc, thời gian chết,…

Có 7 loại thiệt hại làm giảm hiệu quả hoạt động của máy móc (thiệt hại do hỏng, thiết hại do giảm tốc độ,…) trong đó thiệt hại do thiết bị hỏng là thiệt hại lớn nhất. Do vậy, cần thiết phải giảm các trường hợp máy hỏng.

Nhằm mục đích đó, việc nắm bắt được tình trạng hỏng hóc của máy móc thiết bị là cần thiết. Tần suất hỏng thiết bị được thể hiện thông qua:  

– Tổng số trường hợp máy hỏng trong một tháng,   

– Số lần máy hỏng trong một tháng đối với mỗi máy,  

– Tổng số giờ máy hỏng trong một tháng  

– Số giờ máy hỏng trong một tháng đối với mỗi máy.  

4.8 Bảo trì máy móc thiết bị (Maintenance of machines and equipment)  

Bảo trì máy móc có nghĩa là việc bảo quản máy móc để giữ cho máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất bằng cách làm vệ sinh, lau dầu và các công việc khác bao gồm cả việc sửa chữa máy móc.

Bảo trì tốt là cần thiết cho máy móc và thiết bị. Việc bảo trì tồi có thể dẫn đến máy móc bị hỏng thường xuyên và tuổi thọ của máy bị rút ngắn, năng suất giảm. Khi được bảo trì tốt, máy móc không bị trục trặc thường xuyên nữa và việc bảo trì tốt còn giúp phát hiện ra vấn đề ngay khi còn đơn giản và chúng ta có thể sửa chữa dễ dàng.  

4.9 Triển khai 5S (Implementation of 5S)  

5S có liên quan mật thiết đến Chất lượng, chi phí, giao hang, an toàn, tinh thần lao động và năng suất. Nếu không thành công trong hoạt động 5S, không thể thành công trong KAIZEN cũng như trong việc cải tiến năng suất.

4.10 Tình trạng hoạt động của công nhân và máy móc (State of operation of workers and machines)  

Có nhiều loại trạng thái hoạt động, trong đó có những tình trạng hoạt động không năng suất. Hoạt động của công nhân được phân loại như sau:  

– Vận hành máy móc.  

– Kiểm tra.  

– Bố trí.  

– Chờ đợi nguyên vật liệu hoặc công việc từ các quá trình trước đó.  

– Làm lại.  

– Sửa chữa máy móc.  

– Hoạt động khác.  

Chỉ tiêu này có ý nghĩa như sau: Để tăng tỷ lệ hoạt động có năng suất, phải giảm những công việc năng suất thấp và giảm lãng phí. Để làm được điều đó, chúng ta cần biết được hiện tại công nhân và máy móc đang hoạt động như thế nào.

4.11 Quản lý và giảm thiểu chi phí sản xuất (Manufacturing cost monitoring and reduction)  

Chi phí sản xuất là chi phí để nhằm sản xuất ra sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động và các chi tiêu khác.

Biết rõ được chi phí của các sản phẩm sản xuất ra là nền tảng cơ bản của hoạt động kinh doanh. Biết được chi phí sản xuất để xác định mức giá bán và lập kế hoạch kinh doanh.  

Công ty cần giảm chi phí thông qua hoạt động KAIZEN dựa trên kế hoạch giảm chi phí dài hạn, và bằng cách thu thập dữ liệu về chi phí, chúng ta có thể biết kết quả của hoạt động KAIZEN.  

4.12 Hàng lưu kho (nguyên vật liệu thô, sản phẩm và bán thành phẩm)  

Là số ngày công ty lưu giữ hàng lưu kho. Hàng lưu kho bao gồm:  

(1) Nguyên vật liệu thô và chi tiết trong kho.  

(2) Bán thành phẩm (WIP).  

(3) Thành phẩm trong kho.  

Công ty cần biết mức lưu kho thích hợp và đảm bảo ở mức lưu kho thích hợp đó. Nếu lượng lưu kho quá thấp, sản xuất sẽ thường xuyên bị ngừng do thiếu nguyên vật liệu. Nếu lượng lưu kho quá lớn, vấn đề sẽ phát sinh như chi phí tăng. Lưu kho quá nhiều sẽ làm tăng những chi phí như:   

(1) Vốn bị đọng vào các sản phẩm lưu kho.   

2) Việc quản lý lưu kho cũng mất nhiều chi phí. Công ty phải xây dựng hoặc thuê kho để lưu giữ hàng hoá. Công ty cũng phải thuê nhân viên quản lý kho. Công ty phải mua bàn làm việc, mua máy tính, phải mua xe tải để vận chuyển hàng lưu kho giữa các nhà kho và giữa các phân xưởng nhà máy.   

(3) Nếu việc lưu kho kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng và giá trị hàng sẽ bị giảm.   

(4) Nếu một mẫu sản phẩm mới bị lưu trong kho quá lâu sẽ trở nên lỗi mốt và không thể bán được ở mức giá mong đợi.  

Vì thế việc quản lý kho và lưu kho ở mức độ hợp lý là rất cần thiết.     

5. Chất lượng  

5.1 Tỷ lệ nguyên vật liệu chính đầu vào không phù hợp (Defect rate of major raw materials received)  

Tỷ lệ nguyên vật liệu chính đầu vào không phù hợp là tỷ lệ phần trăm nguyên vật liệu thô, chi tiết hoặc bán thành phẩm không phù hợp trên tổng số đầu vào nhận được. 

Để sản xuất được hàng đạt chất lượng tốt đòi hỏi nguyên vật liệu thô cũng như các quá trình sản xuất phải phù hợp với các tiêu chí kỹ thuật. Vì vậy việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, các chi tiết hoặc các bán thành phẩm là cơ sở của việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. 

5.2 Tỷ lệ khuyết tật tại khâu kiểm tra cuối cùng (Defect rate at the final inspection)  

Tỷ lệ khuyết tật tại khâu kiểm tra cuối cùng có nghĩa là tỷ lệ phần trăm các thành phẩm khuyết tật trên tổng số sản phẩm được kiểm tra ở khâu cuối cùng trước khi giao hàng.  

Việc kiểm soát tỷ số này rất quan trọng vì tỷ lệ khuyết tật cao sẽ dẫn đến:  

1. Số lượng sản phẩm cần thiết không được đảm bảo;  

2. Lợi nhuận bị giảm  

3. Thậm chí nếu các sản phẩm khuyết tật có thể khắc phục được bằng cách sửa chữa thì vẫn mất thêm chi phí và thời gian, do đó tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên.  

4. Sản phẩm khuyết tật sẽ dẫn đến khách hàng không hài lòng, do đó có ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh.  

5.3. Sản phẩm lỗi có thể gây tác hại đến người sử dụng.  

Dữ liệu về xử lý khiếu nại của khách hàng (Data of customer complaints handling)  

Dữ liệu về khiếu nại của khách hàng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tránh tái diễn. Thậm chí nếu nhà sản xuất đã đảm bảo về chất lượng nhưng nếu khách hàng không hài lòng thì sản phẩm vẫn không thể bán được. Do vậy, dữ liệu về khiếu nại của khách hàng là các thông tin cơ bản về chất lượng sản phẩm cũng như về hiệu quả quản lý của chính công ty.  

5.4 áp dụng KAIZEN cho cải tiến chất lượng (KAIZEN for quality improve)  

Các hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người để cải tiến chất lượng sản phẩm.  

Hoạt động này là cần thiết để duy trì việc cải tiến liên tục chất lượng nhằm thỏa mãn khách hàng, công ty đảm bảo được sản phẩm cung cấp cho khách hàng đạt chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, hơn nữa việc sản xuất sản phẩm chất lượng tốt giúp làm giảm chi phí sản xuất bằng cách giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí kiểm tra và chi phí làm lại.  

5.5 Kiểm soát trực quan (Visual control)  

Kiểm soát trực quan là phương pháp mà qua đó các điều kiện sản xuất (như sản xuất đúng theo kế hoạch hay bị trì hoãn, chất lượng sản phẩm tốt hay xấu,…) có thể được đánh giá ngay lập tức bằng quan sát.  

Thông thường, những trường hợp bất thường tại nơi làm việc hay bị bỏ qua và dẫn đến các vấn đề lớn, thông qua kiểm soát trực quan, tất cả mọi người có thể phát hiện được ngay trường hợp bất thường và có những biện pháp đối phó cần thiết.  

6. Tài chính  

6.1 Dòng tiền hàng tháng (Monthly cash flow)  

Việc đánh giá sẽ thể hiện được, đối với dòng tiền hàng tháng, công ty quản lý tốt hoặc không tốt, có xây dựng hệ thống quản lý đối với nó hay không.  

Cán bộ điều hành cần phải kiểm tra dòng tiền hàng tháng để đảm bảo rằng dòng tiền của công ty không có vấn đề. Phương pháp này gọi là quản lý dòng tiền.  

Báo cáo dòng tiền sẽ cung cấp các câu trả lời quan trọng về (1) Nguồn tiền trong giai đoạn báo cáo? (2) Tiền được sử dụng vào hoạt động gì? (3) Có sự thay đổi gì về cân đối dòng tiền trong giai đoạn này?.  

Mục đích chính của báo cáo dòng tiền là cung cấp các thông tin về tiền mặt vào/ra công ty trong giai đoạn báo cáo. Để đạt được mục đích này, báo cáo dòng tiền cần có (1) ảnh hưởng của tiền mặt tới các hoạt động, (2) các giao dịch đầu tư, (3) các giao dịch tài chính, (4) lợi nhuận tăng hay giảm bằng tiền mặt trong giai đoạn báo cáo.  

6.2 Xác nhận doanh thu và chi phí hàng tháng (Confirmation of monthly income and expenditure)  

Cán bộ điều hành cần phải kiểm tra doanh thu và chi phí hàng ngày và quản lý dòng tiền để đảm bảo công ty không có vấn đề về dòng tiền. Phương pháp này gọi là quản lý dòng tiền tháng.  

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, mục tiêu việc kinh doanh của bạn là thu được nhiều tiền/lợi nhuận. Lợi nhuận được tính là: Doanh thu – Chi phí. Doanh thu và chi phí hàng tháng là số liệu cơ sở của việc kinh doanh của bạn  

6.3 Kế hoạch ngân sách (Budget plans)  

Kế hoạch ngân sách chỉ ra kế hoạch ngắn hạn để tạo lợi nhuận. Nó cũng quan trọng để so sánh kết quả đạt được với kế hoạch  

Lập kế hoạch ngân sách là quan trong vì qua đó:  

Xác định được mục tiêu phấn đấu  

Dự báo được sản phẩm, doanh thu, chi phí căn cứ trên các dữ liệu thu thập từ thị trường và phân tích dữ liệu qua các năm trước  

Xác định được lượng vốn và nguồn vốn  

Trình bày và giải thích để tìm kiếm sự hỗ trợ và tham gia  

6.4 Điểm hoà vốn (Break even point)  

Dựa trên thông tin về điểm hoà vốn để hiểu bản chất của lợi nhuận, cũng như hiểu rõ hơn về chi phí, cho phép công ty lựa chọn được phương án sản xuất: Tự sản xuất hay thuê ngoài.  

Với mục tiêu là lợi nhuận. Để xác định được mục tiêu cần biết được doanh số bán cần đạt đến mức độ nào thì công ty sẽ có được một khoản lãi và ở mức nào công ty sẽ bị lỗ. Đó là hai con số về doanh thu cần làm rõ. Sau khi lập ra mục tiêu, thì có thể đưa vào kế hoạch kinh doanh, trong đó đề cập tới điểm hoà vốn và giải thích rõ điểm hoà vốn này cho nhân viên. Doanh số bán hàng cần phải đạt được là bao nhiêu để có thể có lợi nhuận? câu hỏi này là câu hỏi đầu tiên và cũng là câu hỏi cuối cùng.  

6.5 Doanh thu và chi phí hàng tháng (Monthly sales & monthly expenses)  

Với mục tiêu lợi nhuận cũng cần phải kiểm tra lại hoạt động trong tháng – doanh thu, chi phí, chi tiêu hàng tháng, bao gồm các chi phí về marketing và hành chính. 

6.6 Nguồn vốn (Source of funding)  

Trong điều hành công việc kinh doanh, thu nhập của doanh nghiệp thường nhận được từ doanh thu sau khi đã chi trả hết các khoản chi tiêu. Như vậy thời điểm thu nhập từ doanh thu và thời điểm chi tiêu là hai khoảng thời gian khác nhau. Bạn phải có giải pháp để giảm thiểu khoảng cách của sự khác nhau này. Việc xác định nguồn vốn là cần thiết để chủ động được vốn trong kinh doanh.  

6.7 Chi tiết tài sản thế chấp (Detail of mortgaged asset)  

Thông tin này được yêu cầu khi xin vay ngân hàng. Mức độ thế chấp nhỏ là hợp lý. Nếu cần thiết, cần phải lựa chọn theo năng lực của công ty. Khi phát triển thuận lợi, công ty cần có thêm các khoản ngân quĩ. Trong trường hợp vay vốn từ ngân hàng, ngân hàng cũng sẽ đòi hỏi một sự bảo đảm đề phòng không trả được các khoản vay. Thông thường ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp có tài sản thế chấp để đảm bảo.  

6.8 Sử dụng phương pháp được chuẩn hoá trong kế toán (Bookkeeping and accounting using a standardized method)  

Phương pháp thể hiện ở ba mức:  

Sử dụng phương pháp kế toán truyền thống  

Chuẩn bị báo cáo như bản cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận/chi phí mà không dùng máy vi tính.  

Chuẩn bị báo cáo như bản cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận/chi phí theo phương pháp chuẩn, có sử dụng máy vi tính

Sử dụng một công cụ được chuẩn hoá để thực hiện công việc dễ dàng hơn. Mặc dù các nhân viên đều hiểu cách ghi chép các giao dịch hàng ngày bằng một phương pháp có hệ thống. Sau đó ngân hàng hoặc cơ quan thuế của chính phủ sẽ yêu cầu bản báo cáo tài chính, bản báo cáo sẽ được thực hiện bởi một phương pháp được chuẩn hoá trong kế toán. Kế toán là một hoạt động cơ bản để chuẩn bị báo cáo tài chính về hoạt động của doanh nghiệp.





Phân tích SWOT ngành công nghiệp bán lẻ tạp phẩm

12 08 2011

SWOT_thuc_pham_do_uong_Vietnam_Q3_2010 3.  Phân tích SWOT ngành công nghiệp bán lẻ tạp phẩmđại chúng tại Việt Nam

Điểm mạnh:

+ Thị trường bán lẻ tạp phẩm đại chúng (MGR), với quy mô tiềm năng, đang trở thành mục tiêu hấp dẫn các nhà bán lẻ nước ngoài khi những điều khoản về thị trường sửa đổi được thông qua. Dự báo thị trường này còn phát triển mạnh hơn nữa, nhất là ở phân khúc siêu thị.

 

+ Các đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng bách hoá hiện đang rất phổ biến ở Việt Nam, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau vào các mùa mua sắm.

 

+ Hiện tượng đa quốc gia trong lĩnh vực bán lẻ phát triển đã hình thành các phương thức bán lẻ hiện đại tối ưu nhất tại Việt Nam, nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng.

 

+ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt tốc độ trung bình là 7,5%/năm trong mười năm qua đã khiến tầng lớp trung lưu nổi lên mạnh mẽ cùng với nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt tăng cao.

 

+ Sự hình thành các tập đoàn mua hàng là yếu tố tích cực giúp tiến trình mở rộng quy mô ngành MGR diễn ra dễ dàng hơn.

 

Điểm yếu

+ Mạng lưới phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn còn kém phát triển và các công ty có xu hướng mở rộng quy mô cần phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như mở các cửa hàng mới.

 

+ Các quy định liên quan đến việc tham gia của các yếu tố quốc tế trong ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam khiến tỉ lệ mở rộng diễn ra chậm chạp, các điều khoản trong chính sách của chính phủ vẫn còn gây khó khăn cho các công ty nước ngoài mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO.

 

+ Tỷ lệ người nghèo ở nông thôn còn rất cao làm hạn chế quy mô khách hàng tiềm năng của thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

 

+ Lợi thế lớn về giá cả của các công ty dẫn đầu như Saigon co-op, khiến cho các công ty quy mô nhỏ khó cạnh tranh hơn để cung cấp hàng hóa với giá thấp.

 

Cơ hội

+ Khái niệm đa siêu thị vẫn còn rất mới. Tuy nhiên, với mô hình phát triển của ngành bán lẻ hiện đại, loại hình này sẽ có cơ hội phát triển rất lớn tại Việt Nam.

 

+ Ngành bán lẻ hiện đại hiện đang tập trung vào các trung tâm đô thị lớn ở miền Bắc và miền Nam, như vậy còn rất nhiều “khoảng không tiềm năng”, như miền Trung và các tỉnh thành khác, cho nhà bán lẻ mới phát triển.

 

+ Những khái niệm bán lẻ hiện đại, như chiết khấu và ghi nhãn tư nhân, cần được phổ biến cho người tiêu dùng Việt Nam.

 

+ Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển nhiều khu tổ hợp nhà mới là điều kiện thuận lợi hình thành những địa điểm hay cửa hàng bán lẻ hiện đại với khả năng đáp ứng một lượng lớn khách hàng.

 

Thách thức

+ Do các tập đoàn lớn như Tesco, Carrefour và Wal-Mart đã phát triển rất mạnh ở Việt Nam nên cánh cửa cơ hội cho các công ty khác có thể sẽ nhanh chóng đóng lại.

 

+ Do thương trường cạnh tranh ác liệt khi Việt Nam là thành viên của WTO nên rủi ro cho các công ty nhỏ và các cửa hàng truyền thống có thể bị phá sản hoặc đóng cửa là rất cao.

 

+ Chi phí hoạt động tăng sẽ làm giảm lợi nhuận bán lẻ; giá cả tăng cần phải thông báo cho người tiêu dùng, nhưng điều này sẽ rất bất lợi trong thị trưòng có nhận thức về giá như hiện nay.

 

+  Đồng Việt Nam mất giá có thể càng làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên,  lạm phát giá tiêu dùng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010 và BMI dự báo có thể sẽ trở lại mức hai con số vào giữa năm. (Hết)




1. Phân tích SWOT ngành Công nghiệp thực phẩm Việt Nam

12 08 2011

Điểm mạnh

+ Ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cũng là khu vực thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, đại diện là một số doanh nghiệp như Unilever, Nestlé và San Miguel.

 

+ Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và tầng lớp giàu có, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có thương hiệu. Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng của phương Tây, với sự đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình tiếp thị và khuyến mại, đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

 

+ Các trung tâm đô thị sang trọng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trở thành những thị trường khách hàng rất tiềm năng.

 

+ Các sản phẩm nông nghiệp trong nước đa dạng và phong phú tạo sự ổn định về nguồn cung ứng nguyên liệu và giá cả cho các nhà sản xuất trong nước – một thế mạnh quan trọng trong giai đoạn bất ổn toàn cầu hiện nay.

 

Điểm yếu

+ Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tạo ra sự khác biệt về tiêu dùng theo thu nhập.

 

+ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhìn chung vẫn còn rất manh mún, ngoại trừ một số lĩnh vực chủ chốt chẳng hạn như bơ sữa và bánh kẹo.

 

+ Xét trong dài hạn, ngành nông nghiệp của Việt Nam bị cho là quá chậm chạp trong việc áp dụng những công nghệ mới để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, mặc dù Chính phủ đang nỗ lực hiện thực hóa điều này.

 

+ Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu. Trục đường bộ, đường sắt và hải cảng không đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như liên kết với thế giới bên ngoài.

 

Cơ hội

+ Gia nhập WTO vào tháng 1/2007 sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu Việt Nam; do dần dần loại bỏ được các rào cản thị trường và hạn chế thương mại được thiết lập nhằm tăng tính cạnh tranh.

 

+ Mức thu nhập gia tăng và lối sống thay đổi, nhất là ở khu vực đô thị, kéo theo nhu cầu tiêu dùng về các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng thực phẩm đắt tiền và tiện lợi tăng cao.

 

+ Thị trường trong nước rộng lớn, cơ hội xuất khẩu tăng, chi phí lao động thấp cùng với sự thành công trong tư nhân hóa các công ty thực phẩm đem đến nhiều cơ hội đầu tư hơn tại Việt Nam.

 

+ Ngành nông nghiệp của đất nước cần có sự đầu tư mạnh mẽ vì vậy các nhà đầu tư có thể trông mong vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

 

+ Ngành du lịch đang phát triển mạnh làm gia tăng lợi nhuận cho các loại hàng hóa đóng gói tiện lợi.

 

Thách thức/ Nguy cơ

+ Việc Việt Nam là thành viên của WTO có thể sẽ khiến các công ty nhỏ không đủ khả năng tồn tại trên thương trường ngày càng cạnh tranh ác liệt.

 

+  Đồng Việt Nam mất giá có thể càng làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên,  lạm phát giá tiêu dùng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010 và BMI dự báo có thể sẽ trở lại mức hai con số vào giữa năm.

 

+ Việc tăng chi phí hàng hoá nông nghiệp có thể sẽ là một rủi ro về lợi nhuận đối với các nhà sản xuất chế biến thực phẩm; bản thân những người nông dân cũng cho rằng việc tăng phí này là mối đe doạ – khiến giá cả các mặt hàng còn tang cao hơn.

 

2. Phân tích SWOT ngành Công nghiệp đồ uống Việt Nam

Điểm mạnh:

+ Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và tầng lớp giàu có, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có thương hiệu. Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng của phương Tây, với sự đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình tiếp thị và khuyến mại, đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

 

+ Các trung tâm đô thị sang trọng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trở thành những thị trường khách hàng rất tiềm năng.

 

+ Đồ uống có cồn hiện được tiêu thụ rộng rãi và trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

 

Điểm yếu

+ Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tạo ra sự khác biệt về tiêu dùng theo thu nhập.

 

+ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhìn chung vẫn còn rất manh mún, ngoại trừ một số lĩnh vực chủ chốt chẳng hạn như bơ sữa và bánh kẹo.

 

+ Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu. Trục đường bộ, đường sắt và hải cảng không đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như liên kết với thế giới bên ngoài.

 

Cơ hội

+ Gia nhập WTO vào tháng 1/2007 sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu Việt Nam; do dần dần loại bỏ được các rào cản thị trường và hạn chế thương mại được thiết lập nhằm tăng tính cạnh tranh.

 

+ Thị trường trong nước rộng lớn, cơ hội xuất khẩu tăng, chi phí lao động thấp cùng với sự thành công trong tư nhân hóa các công ty thực phẩm đem đến nhiều cơ hội đầu tư hơn tại Việt Nam.

 

+ Ngành du lịch đang phát triển mạnh làm gia tăng lợi nhuận cho các loại hàng hóa đóng gói tiện lợi nói chung, bao gồm cả đồ uống có cồn và nước ngọt.

 

+ Thu nhập của người tiêu dùng tăng thì các sản phẩm đổ uống có thương hiệu càng có cơ hội phát triển, đặc biệt là đồ uống có cồn và nước ngọt.

 

+ Xu hướng chung mà người tiêu dùng trên toàn cầu hiện này đang hướng tới là đảm bảo sức khoẻ, nắm bắt được cơ hội này, các nhà sản xuất đồ uống đã làm đa dạng hóa các sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

 

Thách thức

+ Việc Việt Nam là thành viên của WTO có thể sẽ khiến các công ty nhỏ không đủ khả năng tồn tại trên thương trường ngày càng cạnh tranh ác liệt.

 

+ Việc tăng chi phí nguyên liệu thô ảnh hưởng tới lợi nhuận vì trong thị trường cạnh tranh này sản phẩm nào có giá quá cao cũng khó được người tiêu dùng chấp nhận.

 

+ Tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài có thể khiến các nhà chức trách đưa ra các biện pháp cải cách nhằm duy trì sự ổn định nền kinh tế, điều đó có nghĩa là thị trường trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế. (Còn nữa)